Những thủ tục hành chính để thành lập công ty cổ phần cần biết. Mọi người có thể tham khảo tại đây để biết khi thành lập doanh nghiệp.
Nhu cầu mở công ty cổ phần để kinh doanh hay sản xuất, xây dựng là điều cần thiết. Nhưng vị mới khởi nghiệp không am hiểu thì chúng tôi từ dịch vụ kế toán của Ms Lan Kế Toán sẽ chia sẽ điều này. Qua bài viết này bạn có thể tự xin giấy phép hoặc thuê bên dịch vụ làm. Hiểu thì chúng ta sẽ biết đúng sai mà giúp đỡ dịch vụ hay hạn chế giá quá cao.
Tham khảo: Bảng báo giá dịch vụ kế toán trọn gói TPHCM
Bạn vui lòng thực hiện đầy đủ theo các bước của chúng tôi như sau. Để có thông tin đúng nhất mà thành lập công ty cổ phần.

Bước 1: Chọn Tên Doanh Nghiệp/Công ty của mình
Để cho tên thì chúng ta nên hiểu rằng Công ty Cổ Phần hay Công ty CP là loại hình doanh nghiệp là bắt buộc. Tiếp theo là một cụm từ là tên doanh nghiệp và tên doanh nghiệp không có kí tự đặt biệt như ” & , – , _ , + / “. Như vậy cấu trúc tên doanh nghiệp sẽ là
CÔNG TY CỔ PHẦN/CÔNG TY CP + TÊN DOANH NGHIỆP ( Đây là tên do bạn chọn)
Và tên doanh nghiệp có kiểu ngành nghề như Xuất Nhập Khẩu, Sản Xuất, Thương Mại Dịch Vụ thì đó cũng chỉ là cái tên. Cho dù tên bạn không có các cụm từ đó nhưng có ngành nghề thì bạn được phép kinh doanh sản xuất. Điều lưu ý là chúng ta có thể đặt tên bất kì không nhất thiết trùng tên với thương hiệu của mình. Bạn cứ nghĩ 1 công ty có thể sở hữu nhiều thương hiệu, nên không nhất thiết trùng với thương hiệu mình muốn gầy dựng.
Tham khảo: Bí quyết đặt tên doanh nghiệp hay và nghĩa.
Theo chia sẽ của Shark Việt thì tên gì không quan trọng nhưng nếu đặt theo phong thủy thì lưu ý rằng. Tổng các kí tự của tên chia 4 thừa 1 hoặc Tổng các từ chia 4 thừa 1. Theo nguyên tắc sinh lão bệnh tử đó các bạn làm xây dựng, làm cửa chắc biết.
Bước 2: Chọn vốn điều lệ của công ty
Nếu vốn điều lệ lấy theo vốn thực góp của cổ đông sáng lập thì không có vấn đề để nói. Nhưng nếu vốn không lấy đúng như vậy thì ta chọn vốn hợp lý. Làm sao mà đủ điều kiện kinh doanh hiện tại và tương lai. Vốn điều lệ là vốn pháp định quy định của nhà nước. Nó dùng để tính mức thuế môn bài hàng năm. Và khả năng bồi thường khi xảy ra tranh chấp kiện tụng hợp đồng kinh tế. Không cần chứng minh thực tế có số tiền đó, nhưng khi làm việc gây tổn hại kinh tế bị kiện thì sẽ phải bồi thường theo số tiền hợp đồng dựa trên vốn điều lệ.
Xem thêm: Vốn điều lệ là gì?
Ví dụ công ty bạn làm thiệt hại 10 tỷ cho đối tác khách hàng, nhưng vốn điều lệ của bạn chỉ có 5 tỷ thì bồi thường trên giá trị 5 tỷ. Do đó các dự án thường đòi hỏi vốn cao để biết khả năng bồi thường.
Còn mức đóng điều lệ môn bài là trên 10 tỷ thì đóng 3 triệu đồng năm. Dưới 10 tỷ thì đóng là 2 triệu năm.

Mọi người cần đăng ký chữ ký số Viettel giá rẻ tại đây nha. www.chukysoca.com
Bước 3: Chia tỷ lệ góp vốn của các cổ đông
Vẫn như trên nếu vốn điều lệ chia theo vốn thực góp của thành lập công ty cổ phần. Thì chúng ta không có gì để nói cứ việc chia như vậy thôi. Còn không đúng nhu vậy thì khi thành lập công ty cổ phần chúng ta sẽ cho mỗi cổ đông góp bao nhiêu. Theo tỷ số phần trăm nha cả nhà…
Và xác định mức giá cổ phần cổ thông chào bán mà các cổ đông sáng lập sẽ mua. Thông thường là 10.000 đ/1 cổ phần hoặc 100.000 đ/cổ phần.
Bước 4: Xác định chức vụ Tổng Giám Đốc và Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị khi thành lập công ty cổ phần
Tổng giám đốc sẽ được bầu ra giữa các cổ đông sáng lập để điều hành công ty. Còn chủ tịch thường là người có số vốn góp cao nhất. Chủ tích không can thiệp nhiều vào công ty nhưng có quyền tổ chức các cuộc họp quan trọng của công ty.
Ngoài ra bạn phải chọn địa chỉ kinh doanh trụ sở chính của công ty. Nếu ở TPHCM thì địa chỉ công ty không được là chung cư.
Bước 5: Soạn hồ sơ gửi đến sở kế hoạch đầu tư nơi công ty bạn làm trụ sở chính
A. Thành phần hồ sơ thành lập công ty Cổ Phần
- Giấy đề nghị thành lập (mẫu quy định);
- Điều lệ (mẫu tham khảo);
- Danh sách cổ đông sáng lập(mẫu quy định) và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (mẫu quy định); Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức (mẫu quy định);
- Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực trường hợp người thành lập là cá nhân;
- Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác trường hợp người thành lập là tổ chức; Thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện theo uỷ quyền và văn bản ủy quyền tương ứng (tham khảo nội dung ủy quyền tại Điều 15 Luật Doanh nghiệp);
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ(mẫu tham khảo);
- Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);
- Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác);
- Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (Tải về tại đây).
- Số lượng: 1 bộ
B. Thời gian thực hiện: 3 ngày
C. Kết quả nhận được
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ;
– Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ chưa hợp lệ
D. Lệ Phí:
– Đăng bố cáo cổng thông tin quốc gia: 100.000 đ
– Phí khắc dấu: 450.000 đ
– Lệ phí sở kế hoạch đầu tư: 150.000 đ
Tham khảo chi tiết: https://thanhlapcongtygiarehcm.com/thu-tuc-can-thiet-khi-thanh-lap-cong-ty-co-phan.html
Đăng ký giấy phép thành lập công ty cổ phần trực tuyến tại link này: